Đan Điền – Dũng Tiến – Vĩnh Bảo, nghe nói chế pháo rồi ch*áy, 2 người bị nặng, 1 người khả năng không qua khỏi

Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản

Người dân nghe chuyện kéo đến rất đông

 

Các thành phần bay tung tóe khắp nơi

Cậu thanh niên bước ra, không còn miếng d..a nào lành lăn

Các bác sĩ cho biết cuối năm tai nạn do pháo tăng cao, chủ yếu ở trẻ vị thành niên, từ 15 đến 20 tuổi.

Nhà nước đã cấm, song trẻ lại thích tự chế pháo dẫn đến n*ổ, ch*áy. “Pháo được chế tạo khá dễ dàng, chỉ cần một video hướng dẫn và một số linh kiện là lắp ráp được.

Tuy nhiên độ rủi ro rất cao, dễ phát n*ổ”, bác sĩ Minh nói. Thành phần của pháo là hóa chất có tính dễ bắt ch*áy, khó dập lửa, thường gây bỏng nặng. Một số trường hợp bị ngộ độc khí từ các chất ch*áy (lưu huỳnh, phot pho…), tuy nhiên xét nghiệm rất khó phát hiện.

Tổn thương do pháo n*ổ rất nguy hiểm, thường chấn thương phần mềm, rách da, chấn thương sọ não, ngực, bụng, gãy xương tay chân… Các chấn thương này thường rất khó làm sạch do dính dị vật khi pháo n*ổ, khó khăn cho quá trình điều trị.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể phải cắt phần chi thể không thể bảo tồn như bàn, ngón tay. Nhiều trường hợp vết thương không thể tái tạo, dẫn đến tàn phế. Di chứng từ những vết thương do pháo n*ổ cũng rất nặng nề, như sẹo bỏng co kéo, mất tay chân…

Bác sĩ khuyến cáo gia đình, nhà trường giáo dục trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo n*ổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội

Trẻ bị bỏng do đốt pháo, biện pháp sơ cấp cứu là loại bỏ tác nhân gây bỏng, hạ nhiệt vết thương bằng nước sạch, băng bó…, đồng thời kiểm tra nạn nhân có bị ngộ độc khí ch*áy.

Nếu chi thể bị đứt lìa, nên rửa phần đứt bằng nước muối sinh lý, đặt vào túi sạch rồi bỏ vào túi có đá lạnh (không cho trực tiếp vào đá lạnh) và đưa vào viện cùng nạn nhân.