Chủ tịch Vingroup – tỷ phú Nhật Vượng – có quan điểm giáo dục con cái đáng học hỏi.

Chủ tịch Vingroup – tỷ phú Nhật Vượng – có quan điểm giáo dục con cái đáng học hỏi.

Là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú giàu có, ông Phạm Nhật Vượng chính là hình mẫu, nguồn cảm hứng cho nhiều người học tập, một trong số đó có phương pháp giáo dục con cái đặc biệt. Ông Vượng có 3 người con, 2 trai và 1 gái, lần lượt là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.

Sở hữu khối tài sản kếch xù, hào phóng giúp đỡ người khác song tỷ phú nổi tiếng là người rất khắt khe trong việc giáo dục con cái. Từ một số chia sẻ của ông, có thể thấy quan điểm về cách dạy con của tỷ phú này đó là phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải tự rèn luyện, không được ỷ lại vào gia đình.

Trong một lần chia sẻ với giới truyền thông, ông Phạm Nhật Vượng thẳng thắn cho biết: “Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân, cháu và mấy đứa bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia, sắp xếp xong là được 100 đô. Cứ vậy mà làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động cật lực “đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể kh.ệnh khạ.ng được”.

Hiện tại, con trai cả của ông Vượng đang làm việc trong Tập đoàn của gia đình. Ảnh: Internet

Phạm Nhật Quân Anh sau khi vào Vingroup làm việc từ năm 2015 cũng được yêu cầu đi công tác, xuống cơ sở để nắm bắt tình hình. Ông Vượng để con trai theo chân mình và các “lão tướng” trong tập đoàn để học cách làm việc và tích lũy kinh nghiệm quý giá cho bản thân.

Về cậu quý tử thứ hai, ông chia sẻ:“Cậu thứ hai đang học đại học năm hai ở nước ngoài nhưng Covid-19 trường cho nghỉ 1 năm, tôi cho vào tập đoàn đi làm luôn.”

Tỷ phú này cho hay trong công việc không có khái niệm người nhà hay người ngoài mà mọi người đều bình đẳng như nhau: “Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi”. Ngay cả ở nhà, cô con gái út của ông cũng phải thường xuyên làm dọn dẹp, rửa bát, làm việc nhà, không phải cứ con nhà đại gia thì được hưởng thụ.

Cách giáo dục con cái như vậy cũng là điều dễ hiểu, bởi dù bố mẹ nào cũng mong muốn con cái phát huy và nối nghiệp mình nhưng nếu người thừa kế của cả một tập đoàn lớn mà không có thực tài thì vô cùng ng.uy hi.ểm.

Theo đó, quan điểm dạy con của ông Phạm Nhật Vượng khá tương đồng với các doanh nhân khác tại Việt Nam. Vua thép Trần Đình Long cũng từng chia sẻ rằng con ông, cháu cha cũng phải đi lên bằng thực lực: “Tại Hòa Phát, sự hỗ trợ của bố mẹ là không có, phải chứng minh bằng năng lực thật sự. Không có chuyện “con ông, cháu cha” một mình đi làm một giờ hay thế này thế khác. Đều phải đi làm như người bình thường. Đến giờ lên ăn cơm tập thể như bình thường. Tôi đảm bảo 100% không có bất cứ ưu đãi nào cho các “con ông, cháu cha” ở tập đoàn.”

Chia sẻ về việc ươm mầm và nối nghiệp, ông Vương cho biết sẽ không ép con làm việc của mình: “Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được”.

Người ta thường nói, nghèo vượt khó là chuyện đáng khen ngợi nhưng nhà giàu vượt cá.m d.ỗ, sẵn sàng học hỏi và trau dồi kinh kiến thức, kinh nghiệm lại còn đáng học tập hơn cả, đó cũng là cách mà tỷ phú giàu nhất Việt Nam giáo dục con cái của mình.

Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng có vai trò ra sao tại Vingroup

Chưa người con nào nắm cổ phần tại Vingroup

Thông tin trong báo cáo quản trị công ty năm 2021 của Tập đoàn Vingroup cho thấy, cho đến thời điểm ngày 31/12/2021, 3 người con của ông Phạm Nhật Vượng và con dâu vẫn chưa nắm giữ cổ phần tại Vingroup.

Cụ thể, xét về sở hữu trực tiếp, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nắm 985,5 triệu cổ phiếu VIC tương ứng tỷ lệ 25,48%; bà Phạm Thu Hương – Phó Chủ tịch HĐQT, vợ ông Vượng – nắm giữ 169,94 triệu cổ phiếu VIC tương ứng tỷ lệ 4,39%, chưa phải là cổ đông lớn.

Trong khi đó, 3 người con của ông Vượng là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh, cùng con dâu là Bùi Lan Anh chưa sở hữu cổ phần tại Vingroup.

Tuy nhiên, tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast – doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập năm 2017 – thì người con cả Phạm Nhật Quân Anh (sinh năm 1993) đã bắt đầu lộ diện vai trò.

Cơ cấu góp vốn tại VinFast (Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp).

Thông tin đăng ký kinh doanh của VinFast trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp cho thấy, vào đầu tháng 12/2021, trong cơ cấu cổ đông của VinFast có sự thay đổi, tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng và con trai vẫn đóng vai trò là những người góp vốn chính.

Số vốn góp của ông Vượng và con trai tương đương nhau, chiếm tỷ lệ 0,05% vốn điều lệ VinFast. Ông Vượng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của VinFast và được biết Phạm Nhật Quân Anh là Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên của công ty này.

Ông Phạm Nhật Vượng trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông đã chia sẻ “không bắt các con phải ôm công việc của bố, các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi. Không thể h.ủy h.oại sự nghiệp và bao nhiêu người tâm huyết xúm lại mới làm ra được”.

Bản thân Phạm Nhật Quân Anh sau khi vào Vingroup làm việc từ năm 2015 cũng được yêu cầu xuống cơ sở, quan sát các bậc tiền bối là các chú các bác và bố làm việc để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.

Trước thời điểm 7/12/2021, Tập đoàn Vingroup sở hữu 51,52% cổ phần VinFast với giá trị phần vốn góp là 26.017,16 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam sở hữu 48,38% với giá trị phần vốn góp là 24.429,34 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau thời điểm nói trên, ngoài 0,1% cổ phần của hai cha con ông Phạm Nhật Vượng thì 99,9% cổ phần còn lại của VinFast được nắm giữ bởi VinFast Trading & Investment Pte.Ltd. có trụ sở tại Singapore (gọi tắt là VinFast Singapore).

VinFast gây bất ngờ khi tuyên bố dừng sản xuất xe xăng và trở thành hãng xe thuần điện 100% (Ảnh: VF).

VinFast tăng vốn gấp đôi, chuẩn bị IPO ở Mỹ

Theo dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp, cũng tại ngày 7/12/2021, VinFast đã nâng vốn điều lệ lên gấp đôi từ 50.497 tỷ đồng lên 100.994 tỷ đồng.

Còn nhớ, đầu tháng 12/2021, HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp 51,52% trong VinFast cho VinFast Singapore.

Sau khi hoàn thành tái cấu trúc, Tập đoàn Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỉ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast.

Việc tái cấu trúc này nằm trong lộ trình chuẩn bị cho VinFast IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) tại Mỹ, được đánh giá là nền tảng quan trọng trong chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu của công ty này.

Đến đầu tháng 1 vừa qua, trong buổi ra mắt 5 mẫu xe điện tại triển lãm CES 2022, VinFast đã có tuyên bố gây “sốc” khi thông báo chuyển thành hãng xe thuần điện 100%. Điều này có nghĩa dòng Lux A, Lux SA và Fadil sẽ không còn được sản xuất sau năm 2022.

Tuy nhiên, các sản phẩm xe chạy xăng đã sản xuất trước đó hiện vẫn đang được tiêu thụ khá mạnh. Ngày 10/3, VinFast công bố kết quả kinh doanh ô tô tháng 2 với tổng số 1.154 xe bán ra. Trong tháng trùng với Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đã có 697 xe Fadil, 170 xe Lux A2.0, 234 xe Lux SA2.0 và 53 xe VF e34 đến tay khách hàng.

Phía VinFast cho hay, nguồn cung linh kiện thiếu hụt tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và bàn giao xe ô tô điện VF e34 cho khách hàng trong tháng qua. Hiện tại, VinFast cùng các đối tác vẫn đang nỗ lực giải quyết các khó khăn trong chuỗi cung ứng để tăng tốc bàn giao xe ô tô điện VF e34 cho khách hàng trong thời gian tới.

Với các mẫu xe xăng, VinFast Fadil tiếp tục giữ vững vị thế là mẫu xe bán chạy nhất của VinFast, với 697 xe bán ra.

Năm 2021 (đạt mức tăng trưởng 21,2%) bao gồm 24.128 xe Fadil, 6.330 xe Lux A2.0, 5.180 xe Lux SA2.0 và 85 xe VF e34.